Kết quả tìm kiếm cho "Báo Úc"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2762
Mùa Xuân là mùa của sự sống sinh sôi, nảy nở, cũng là dịp để chúng ta thể hiện tình yêu với thiên nhiên, đất trời. Hưởng ứng “Tết trồng cây” do Bác Hồ kính yêu phát động, cán bộ và Nhân dân tỉnh An Giang vừa cùng nhau tạo nên một mùa Xuân thật ý nghĩa.
Mùa Xuân đã về trên khắp phố phường, hàng vạn thanh niên cả nước đang đếm từng ngày tham gia ngày hội tòng quân, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ đối với Tổ quốc. Trong số đó, tỉnh An Giang có duy nhất 1 nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, với nhiệt huyết của tuổi trẻ quê hương Bác Tôn.
Chiều 3/2, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, với chủ đề “Trồng cây để phòng, chống sạt lở kênh, đê năm 2025”.
Một mùa Xuân nữa lại về với những người con đất Việt, đặc biệt là đối với những kiều bào ở xa Tổ quốc. Với chị Trương Thị Thanh Hương một kiều bào đã nhiều năm giới thiệu, quảng bá các món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt trên đất Mỹ, thì Tết là dịp để chị thoả sức sáng tạo và thể hiện tình yêu quê hương, hướng về cội nguồn thông qua sự độc đáo của phong vị Tết cổ truyền của dân tộc ta.
TX. Tân Châu nằm ở phía Bắc của tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh. Đây là một trong những địa bàn kinh tế biên giới trọng điểm của tỉnh, có Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cùng hệ thống giao thông thủy bộ, thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL với Vương quốc Campuchia và các nước ASEAN.
Tranh đá Bảy Núi là dòng tranh sử dụng nguyên liệu từ đá granite ở vùng Bảy Núi An Giang. Người chế tác ra loại hình tranh đá độc đáo này là ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1967, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú).
Trong không khí ấm áp của quán cơm nhỏ bé, tôi nhận ra rằng, giá trị của một món ăn không chỉ nằm ở hương vị mà còn ở những câu chuyện, kỷ niệm mà nó mang lại. Quán cơm tấm “âm phủ” không chỉ là nơi để no bụng, mà còn là nơi để con người ta tìm thấy sự sẻ chia, sự ấm áp giữa cuộc sống bộn bề. Có lẽ đó chính là lý do mà quán luôn đông khách, dù chỉ là một góc phố nhỏ, với những chiếc ghế nhựa đơn sơ.
Bao mùa Tết trôi qua, nhưng hình ảnh mẹ nướng bánh phồng trong đêm giao thừa vẫn luôn hiện hữu, như một ký ức ấm áp không thể phai nhòa. Mỗi lần nhớ lại, lòng tôi trào dâng cảm giác bồi hồi, như thể không khí đêm giao thừa năm ấy vẫn còn đây, sống động và thân quen.
Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là lễ hội, mà còn là thời khắc thiêng liêng để tưởng nhớ cội nguồn, đoàn tụ gia đình và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống. Nhưng với những người Việt xa quê, Tết mang theo một nỗi niềm khác, vừa ấm áp, vừa man mác buồn.
Lê Văn Bo (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học “A” Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) chỉ còn ký ức mơ hồ về người cha không may mất sớm, người mẹ dứt áo ra đi khi cậu bé lên ba, lên năm. Không ngờ, lúc bước vào tuổi 11, Bo lại có thêm nhiều người cha, bắt đầu đón những ngày yêu thương đong đầy. Tết năm nay mang ý nghĩa đặc biệt vô cùng với cậu bé.
Qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng.
Xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) nằm giữa 2 nhánh sông Hậu, 4 mùa hiền hòa, thoáng mát. Nhiều năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới và ý chí vươn lên của những người con trên quê Bác Tôn đã góp phần khởi sắc diện mạo nông thôn. Đặc biệt, những tiềm năng sẵn có của làng quê yên bình đã được khai thác phát triển du lịch, thu hút du khách gần xa.